Thảo quả có nguồn gốc từ hạt của nhiều loại cây khác nhau thuộc cùng họ với gừng. Nó có một hương vị độc đáo bổ sung cho các món ngọt và mặn. Người ta thường sử dụng vỏ và hạt thảo quả khi chế biến các món cà ri, món thịt, món tráng miệng cũng như trong đồ uống. Các dạng chế phẩm từ thảo quả
Tác dụng của thảo quả
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nhiều nghiên cứu nhỏ về thảo quả, những phát hiện cho thấy rằng, thảo quả có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Mặc dù các nghiên cứu về thảo quả rất hứa hẹn, tuy nhiên, các nghiên cứu lớn hơn nên được thực hiện trên người trước khi các chuyên gia y tế có thể khuyến nghị sử dụng thảo quả để điều trị các tình trạng bệnh lý.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Thảo quả kích thích dịch vị trong hệ tiêu hóa thúc đẩy bài tiết, giúp tiêu hóa thức ăn thuận lợi, ngoài ra các hợp chất trong thảo quả còn giúp trung hòa nồng độ axit trong dạ dày, từ đó trị viêm loét dạ dày, ngăn ngừa bệnh tật ...
Cải thiện hô hấp
Người ta cũng đã chứng minh một cách khoa học rằng thảo quả có tác dụng chữa nhiều bệnh về đường hô hấp như ho gà, hen suyễn, viêm phế quản… Cơ chế của nó là làm ấm đường hô hấp, long đờm và cải thiện luồng khí qua phổi, do đó làm giảm các triệu chứng viêm họng, ho và cảm lạnh.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Ăn thảo quả thường xuyên giúp duy trì một trái tim khỏe mạnh, ổn định huyết áp và giảm sự hình thành cục máu đông. Do đó, hãy bổ sung thảo quả thường xuyên nếu có thể.
Làm đẹp da
Thảo quả chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất như vitamin C và mangan trong thảo quả giúp làm chậm quá trình lão hóa da. Nó thường được thêm vào mỹ phẩm để đạt được những tác dụng trên.
Giải độc cơ thể
Nhiều kết quả thí nghiệm cho thấy thảo quả có tác dụng tích cực đến hoạt động chức năng gan thận, giúp cơ thể đào thải chất độc ra ngoài dễ dàng hơn.
Các cách sử dụng thảo quả
Trong ẩm thực
Thảo quả làm tăng hương vị cho các món ăn với vị cay và nóng của nó. Do đó, nó được sử dụng trong nhiều món ăn.
Thảo quả được phơi khô, tách vỏ để lấy phần hạt bên trong. Hạt thảo quả được sử dụng để tăng hương vị cho món phở và cháo, giảm hàm lượng caffein trong đồ uống như trà và cà phê, và làm nước chấm.
Trong y học
Trong y học cổ truyền, thảo quả được dùng làm thuốc chữa bệnh như đau bụng, tiêu chảy, sốt rét ...
Các vị thuốc từ thảo quả
Thảo quả có tác dụng trục hàn, trừ thấp, tiêu thũng, làm ấm tỳ vị, phát tán tích tụ, ăn uống ngon miệng.
Liều dùng: 3 - 6 g, sắc riêng hoặc phối hợp nhiều thuốc sắc uống. Chữa sốt rét: 4gr nhân thảo quả, 10gr thục phụ tử, 3 lát sinh khương 3 lát, 3 quả đại táo, tất cả sắc uống.
Trị bụng đau, đầy bụng do hàn thấp tích trệ: 6gr thảo quả nướng, 10gr hoắc hương đều, 6gr hậu phác - bán hạ - thanh bì - thần khúc - cao lương khương, 4gr đinh hương - cam thảo, sinh khương, 10g đại táo, sắc uống (trích Thảo quả ẩm - Sổ tay lâm sàng Trung dược).
Chữa sốt rét: Thảo quả 2 g, tán thành bột, bọc trong gạc, nhét vào lỗ mũi trước khi xông (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Chữa rối loạn tiêu hóa do ăn uống không tiêu, thức ăn tích tụ, đau bụng trên: 6gr thảo quả nướng, 10gr các vị thương truật, trần bì, hậu phác, sinh khương, 4gr cam thảo, 3 quả đại táo, sắc lên uống (theo Thảo quả bình vị tán _ Sổ tay lâm sàng Trung dược).
Trị hôi miệng: thảo quả giã dập, nghiền nát sau đó ngậm nuốt dần (theo Dược liệu Việt Nam).
Trị sốt rét, tiêu chảy: 10gr thảo quả, 10gr kha tử, 7 lát gừng sống, 7 quả táo đen, 300ml nước. Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày (theo Dược liệu Việt Nam).
Tính ôn táo của thảo quả dễ làm tổn thương âm huyết, vậy nên cần thận trọng đối với chứng âm huyết hư.
Những lưu ý khi sử dụng thảo quả
Thảo quả có tác dụng tốt đối với sức khỏe, tuy nhiên cần lưu ý những điều sau khi sử dụng thảo quả sao cho hiệu quả hơn:
Người bị bệnh âm huyết huyết hư không sử dụng thảo quả.
Dùng thảo quả làm thuốc trong thời gian dài cần có sự theo dõi của bác sĩ.
Phụ nữ mang thai và cho con bú không dùng thảo quả.
Người bệnh sỏi thận không dùng thảo quả.
Xem thêm: ĐỊA CHỈ MUA BỘT THẢO QUẢ UY TÍN