Hàng chục năm qua, nông dân Đà Lạt chỉ quen canh tác giống dâu được du nhập từ Pháp, theo năm tháng đã bị thoái hóa nên về hình thức, trái dâu nhỏ, màu hồng nhạt trông không đẹp, nhưng lại có mùi thơm rất đặc trưng, giống này phù hợp cho việc chế biến các loại thức uống, ngâm rượu…
Từ năm 1996, một số doanh nghiệp ở Đà Lạt bắt đầu du nhập thêm một số giống dâu mới từ Đài Loan, Mỹ, New Zealand… có ưu điểm trái lớn, màu sắc tự nhiên đẹp và năng suất cao hơn giống dâu truyền thống.
DÂU TÂY ĐÀ LẠT CÓ NHỮNG LOẠI NÀO?Dâu Mỹ Thơm: về hình thức trái lớn, nhiều khía, có màu đỏ tươi, cuống lá có ria khía. Dâu có mùi thơm đặc trưng, vị ngọt. Vì trái mềm nên bảo quản cẩn thận khi vận chuyển đi xa.Dâu Mỹ đá:có màu đỏ đậm, trái tròn đẹp, cuống lá không có ria khía trông rất hấp dẫn, nhưng ít mùi thơm, ăn hơi chua hơn dâu mỹ thơm, đặc biệt trái cứng giòn có thể vận chuyển đi xa không bị dập nát.
Giống dâu Mỹ đá thơm: mới có gần đây ở Đà Lạt. Giống dâu này như là sự kết hợp hoàn hảo của Mỹ thơm và Mỹ đá: về đặc tính tương tự như dâu Mỹ đá nhưng có mùi thơm rất đặc trưng, và ngọt hơn. Và tất cả được gọi chung một cái tên Dâu tây Đà Lạt.
Nếu ta đi du lịch ở Đà Lạt muốn mua dâu người bán thường đóng hộp sẵn 1-2 kg/hộp, trông rất bắt mắt, ta nên chọn lựa trên sàng và nhờ người bán cho vào hộp sau, và nên mua trước khi lên xe ra về để dâu giữ được độ tươi và thơm ngon.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét