Nông sản Dũng Hà

Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2017

Món ăn hấp dẫn từ củ hủ dừa

Củ hủ dừa là một trong những đặc sản của người dân miền Tây. Nó không chỉ làm những món ăn hấp dẫn mà còn cung cấp rấ nhiều chất dinh dưỡng nên rất được ưa chuộng. Để biết thêm thông tin xem tại https://nongsandungha.com/thuc-pham/cu-hu-dua

Nói đến Củ Hủ Dừa, chắc hẳn không người miền Tây nào mà không biết. Nói dân dã vì vốn cây dừa như đã gắn liền với bà con xứ sở nơi đây, củ hủ dừa lại dễ chế biến thành các món ăn ngon như chiên, xào, kho hoặc chỉ là ăn sống chấm mắm kho quẹt … Còn nói xa xỉ là bởi củ hủ dừa là phần non nhất của cây dừa, nó được xem như là trái tim của cây dừa, nên muốn có một cái củ hủ là phải “hi sinh” cả một cây dừa. Nhưng nơi đây, đặc biệt là Bến Tre, người ta trồng rất nhiều dừa.

Khi người ta đốn hạ một cây dừa to, gọt bỏ những lớp mo xơ xù xì bên ngoài thì sẽ hiện ra một lớp trằng nỏn, non và ngọt bên trong, đó chính là củ hủ dừa. Thoáng nghĩ, phải chăng những gì tuyệt vời thường được che đậy bằng những xù xì xấu xí? Như đã nói, củ hủ dừa có thể chế biến thành nhiều món ngon. 
Trước khi chế biến thành món ăn, người ta thường đem củ hũ dừa đã cắt khúc hoặc thái lát mỏng ngâm với nước đá có hòa nước cốt chanh tươi. Làm như thế, củ hũ dừa sẽ giữ được độ giòn và màu trắng khi làm món ăn.
Món ăn thường được người dân ưa chuộng là củ hũ dừa xào tôm. Củ hũ sau khi ngâm nước đá thì đem trụng sơ qua, cà rốt thái sợi, cần tàu thái khúc. Tôm tươi làm sạch rồi cho vào phi thơm với tỏi. Sau đó cho cà rốt, củ hũ dừa, nước dùng và nêm dầu hào, gia vị, bột nêm, đường. Khi món xào chín thì cho cần tàu thái khúc vào trộn đều, nhắc ra và rắc tiêu ăn với cơm trắng, nước tương mắm ớt.Với những người thích vị ngọt mát của cù hũ dừa sống thì có thể chế biến món củ hũ dừa bóp xổi, hay gỏi củ hũ dừa tôm thịt. 
Để thay đổi khẩu vị cho bữa ăn có thể đem củ hũ dừa chế biến món canh củ hũ dừa nấu thịt viên. Chế biến món này cần nhiều nguyên liệu và cầu kỳ hơn gồm thịt xay ướp, củ hũ dừa, đậu Hà Lan, ngôn bao tử, nấm đông cô, rau mùi, bột nêm, gia vị, đường, tiêu.Thịt xay sau khi ướp gia vị thì trộn đều, vo viên tròn sau đó cho vào nước dùng nấu, nêm gia vị, bột nêm, đường. Củ hũ dừa thái miếng vừa ăn, nấm đông cô tươi thái đôi. Cho đậu Hà Lan, nấm, và củ hũ dừa vào nấu chín, nêm nếm lại cho vừa ăn. 
Củ hũ dừa ngọt, mát dịu, là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe, tốt cho hệ tiêu hóa và có nhiều khoáng chất. Nếu ai có dịp đến xứ dừa Bến Tre thì đừng quên thưởng thức những món ăn đặc sản từ củ hũ dừa này.

Một số bài thuốc về măng trúc

Măng trúc là thực phẩm có rất nhiều công dụng với sức khỏe và được rất nhiều người yêu mến. Tuy nhiên có rất nhiều người chưa biết về công dụng của măng trúc. Sau đây Nông sản Dũng Hà xin giới thiệu một số bài thuốc nổi bật về măng trúc.

* Măng tre 40g, ốc sên 2 con (loại có vỏ to, màu vàng nâu, miệng không có vảy); ốc đem đập vỏ, bỏ nội tạng chỉ lấy thịt, sát với phèn chua, rửa sạch cho hết nhớt, nướng vàng, cho vào nồi đun lấy nước đặc ; măng tre giã nát ép lấy nước rồi hòa với nước ốc cho uống, dùng liên tục cho đến khi bệnh ổn định. Công dụng: chữa hen phế quản.
* Măng tươi mới nhú 60g, luộc chín, thái miếng rồi đem xào với gừng tươi thái chỉ và dầu vừng, chế đủ gia vị, ăn nóng. Công dụng: chữa ho do đàm nhiệt, lồng ngực đầy tức khó chịu.
* Măng tươi, cá diếc, gừng tươi, hạt tiêu lượng vừa đủ và một chút rượu vang. Cá diếc làm sạch, măng rửa sạch thái miếng, gừng tươi thái chỉ, tất cả cho vào nồi đun chín, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần. Công dụng : chữa sởi, thủy đậu giai đoạn đầu ở trẻ em, táo bón ở người lớn.
* Măng tươi 60g, luộc chín, thái miếng, đem ninh với 100g gạo tẻ thành cháo, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng : chữa chứng táo bón do nhiệt, phân cứng và khó đi.
* Măng khô 50g, hải sâm 150g, tôm nõn 20g, rượu vang, đường trắng và gia vị vừa đủ. Tôm nõn ngâm trong rượu hòa với nước cho nở, hải sâm thái nhỏ quân cờ, măng khô thái nhỏ vụn. Đun mỡ trong nồi cho nóng già, cho hành và gừng đập giập vào phi thơm, cho tiếp tôm nõn, măng khô, đổ nước vào đun sôi, cho hải sâm vào đun thêm 10 phút, đổ dầu vừng nóng và hành đã phi thơm lên là được. Công dụng: là món ăn rất giàu protein và khoáng chất, lượng mỡ và cholesterol thấp, được dùng để bồi bổ cho người già và người mới ốm dậy.
* Măng mới nhú ra khỏi mặt đất 20g, bồ công anh 10g, gừng tươi 5g, tất cả rửa sạch, thái vụn, sắc với 2 bát nước lấy 1 bát, chia uống 2 lần trong ngày. Công dụng: chữa mụn nhọt, đầu đinh.
* Măng tre 20g, chua me đất 20g, rễ dâu (cạo vỏ, tẩm mật, sao vàng) 10g, gừng tươi 8g. Tất cả rửa sạch, giã nát, thêm một chút đường hoặc mật ong, hấp cơm rồi cho uống. Công dụng: chữa ho do phong nhiệt.





Tác dụng của bơ sáp Đăk Lăk



Bơ sáp là thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Bởi vậy mà nó được rất nhiều người ưa thích.
Quả bơ chứa khoảng 25 loại vitamin và khoáng chất tự nhiên tốt cho sức khỏe. Một khẩu phần ăn 100 g bơ cung cấp 26% vitamin K, 20% folate, 14% vitamin B5, 13% vitamin B6, 17% vitamin C, 14% kali và 10% vitamin E mà cơ thể cần.

Tác dụng của quả bơ

Ổn định huyết áp: Theo The Health Site, bơ rất giàu kali và ít natri, giúp điều chỉnh cân bằng điện giải và áp lực máu trong cơ thể. Nó cũng chứa chất béo có lợi, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm huyết áp ở những người bị cao huyết áp.

Chống viêm: Hàm lượng các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe trong bơ như chất béo omega-3, carotenoid và vitamin, giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa viêm nhiễm trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tinh dầu được làm từ bơ và đậu nành có thể làm giảm hiện tượng viêm và xương khớp.

Bảo vệ mắt: Hàm lượng chất béo không bão hòa đơn (MUFA) trong bơ có tác dụng ngăn ngừa các vấn đề thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể. Các chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin bảo vệ mắt khỏe mạnh bằng cách cải thiện hấp thụ carotenoids từ thực phẩm
Kiểm soát cân nặng: Giàu protein và chất xơ, bơ kiểm soát cơn đói và giúp bạn no lâu hơn. Trái cây này cũng kiểm soát cân nặng do sự hiện diện của chất béo không bão hòa giúp cân bằng lượng calo cao trong bơ nếu bạn không ăn quá nhiều.
Ngăn ngừa ung thư: Bơ là nguồn phong phú các hợp chất thực vật quan trọng, tốt cho việc phòng chống ung thư. Bên cạnh đó, sự hiện diện của các chất chống oxy hóa như glutathone, vitamin C, E và carotenoid, cũng ngăn ngừa một số bệnh ung thư như miệng, da và tuyến tiền liệt.
Duy trì làn da khỏe mạnh: Vitamin E trong bơ cùng nhiều chất chống oxy hóa khác như lutein, zeaxanthin đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì làn da khỏe mạnh, chắc khỏe. Chúng cũng giúp bảo vệ da khỏi các tia cực tím có hại và ngăn ngừa quá trình lão hóa sớm của da.Tốt cho tim mạch: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hàm lượng vitamin E trong bơ làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch vành khoảng 30-40%. Hơn nữa, sự hiện diện của chất béo không bão hòa lành mạnh như axit béo không bão hòa đơn (MUFA) và axit béo không no nhiều nối đôi (PUFA) giảm nồng độ cholesterol trong máu, ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch.

.

Thứ Năm, 4 tháng 5, 2017

Tìm hiểu về dâu tây

Dâu tây được ngườ Pháp màng vào trồng ở nước ta khoảng 15 năm trước. Nhưng duy nhất chỉ có khí hậu Đà Lạt thì dâu tây mới phát triển và cho hương vị thơm ngon. Bởi vậy dâu tây được xem là đặc sản của thành phố này và bất kì giống dâu nào cũng được gọi với cái tên Dâu tây Đà Lạt. Dâu có thể ăn tươi, chế biến cocktail, kem, kẹo, rượu, xi-rô…

Hàng chục năm qua, nông dân Đà Lạt chỉ quen canh tác giống dâu được du nhập từ Pháp, theo năm tháng đã bị thoái hóa nên về hình thức, trái dâu nhỏ, màu hồng nhạt trông không đẹp, nhưng lại có mùi thơm rất đặc trưng, giống này phù hợp cho việc chế biến các loại thức uống, ngâm rượu…

Từ năm 1996, một số doanh nghiệp ở Đà Lạt bắt đầu du nhập thêm một số giống dâu mới từ Đài Loan, Mỹ, New Zealand… có ưu điểm trái lớn, màu sắc tự nhiên đẹp và năng suất cao hơn giống dâu truyền thống.

DÂU TÂY ĐÀ LẠT CÓ NHỮNG LOẠI NÀO?Dâu Mỹ Thơm: về hình thức trái lớn, nhiều khía, có màu đỏ tươi, cuống lá có ria khía. Dâu có mùi thơm đặc trưng, vị ngọt. Vì trái mềm nên bảo quản cẩn thận khi vận chuyển đi xa.Dâu Mỹ đá:có màu đỏ đậm, trái tròn đẹp, cuống lá không có ria khía trông rất hấp dẫn, nhưng ít mùi thơm, ăn hơi chua hơn  dâu mỹ thơm, đặc biệt trái cứng giòn có thể vận chuyển đi xa không bị dập nát.
Giống dâu Mỹ đá thơm: mới có gần đây ở Đà Lạt. Giống dâu này như là sự kết hợp hoàn hảo của Mỹ thơm và Mỹ đá: về đặc tính tương tự như dâu Mỹ đá nhưng có mùi thơm rất đặc trưng, và ngọt hơn. Và tất cả được gọi chung một cái tên Dâu tây Đà Lạt. 
Nếu ta đi du lịch ở Đà Lạt muốn mua dâu người bán thường đóng hộp sẵn 1-2 kg/hộp, trông rất bắt mắt, ta nên chọn lựa trên sàng và nhờ người bán cho vào hộp sau, và nên mua trước khi lên xe ra về để dâu giữ được độ tươi và thơm ngon. 

Thứ Ba, 2 tháng 5, 2017

Công dụng của cam xoàn

Cam xoàn có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và được rất nhiều người ưa thích. Chúng ta cùng đi tìm hiểu về công dụng của nó.
1. Tăng cường thể lực: Nước cam pha muối

Uống nước cam bỏ thêm chút muối sau khi luyện tập ra nhiều mồ hôi là cách để lấy lại thể lực nhanh chóng. Bởi lượng đường fructoza và 85% lượng nước có trong cam sẽ nhanh chóng được cơ thể hấp thụ, có tác dụng giải khát và bồi bổ thể lực.


2. Tẩy trang, làm sạch da: Nước cam ép

Cách làm: Dùng khăn sạch thấm và thoa trực tiếp nước ép cam lên mặt khoảng 5-10 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Công dụng: Cách làm này vừa có tác dụng tẩy trang hiệu quả, vừa “đánh bật” lượng dầu, vi khuẩn, vết bẩn trên da, làm sạch da từ bên ngoài và bên trong. Ngay cả đối với da mẫn cảm, dùng cam làm mặt nạ để tẩy trang và làm sạch mặt vẫn có thể an tâm.


3. Làm săn chắc da mặt: Mặt nạ từ hạt (hột) cam

Cách làm: Hạt cam phơi khô rồi xay thành bột mịn. Hòa tan hỗn hợp gồm bột đã xay nhuyễn và nước cất (hoặc nước tinh khiết), sau đó đắp hỗn hợp này lên mặt khoảng 5-10 phút. Rửa lại mặt bằng nước sạch. Mỗi tuần đắp mặt nạ 1-2 lần.

Công dụng: Nâng cao sức đề kháng cho các mao mạch trên da, giúp da thêm săn chắc, khỏe mạnh.


4. Trị bệnh phong thấp: Bột hạt cam

Cách làm: Cho hạt cam vào nồi rang khô. Tránh rang ở nhiệt độ quá cao gây cháy đen hạt rồi xay nhuyễn thành bột. Hòa vào nước lọc, mỗi lần từ 3-5g, uống sau bữa ăn. Kiên trì sử dụng lâu dài có tác dụng trị phong thấp hiệu quả.



5. Tăng cường hệ miễn dịch: Sa-lát cam

Khi làm sa-lát, cho thêm một vài múi cam sẽ có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch, giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe, nhanh lành vết thương. Đặc biệt là bổ sung chất xơ, có lợi cho tiêu hóa.


6. Tẩy da chết,  tăng độ láng mịn cho da: Mát-xa bằng vỏ cam

Cách làm: Cắt vỏ cam thành những miếng mỏng, nhỏ. Sau đó cho vào tấm vải mỏng, lăn đều trên tay, đầu gối, những vùng da sần sùi, thiếu độ láng mịn.

Công dụng: Tinh dầu trong vỏ cam làm da thêm mềm mại. Những vùng da sần sùi “vỏ quýt” sẽ nhanh chóng được cải thiện, lấy lại độ căng bóng do da hấp thụ được lượng tinh dầu trong vỏ cam.

Vỏ cam chứa nhiều flavonoid và vitamin C, những chất này sẽ kích thích quá trình trao đổi chất trên da, nâng cao sức đề kháng cho các nang lông, có tác dụng tẩy da chết hiệu quả.

7. Giúp ngủ ngon giấc, đuổi muỗi: Hương thơm vỏ cam tươi

Cách làm: Vỏ cam phơi khô, sau đó cho vào túi thơm, treo trong phòng ngủ, nhà bếp hoặc tủ quần áo.

Công dụng: Cách làm này không những kích thích ngủ ngon giấc, mà còn có tác dụng đuổi muỗi, làm sạch không khí.



Thứ Hai, 24 tháng 4, 2017

Bạn có bết về cây sắn dây

Một số thông tin về sắn dây 

Sắn dây là loại cây được rất nhiều người biết đến và yêu thích. Cây sắn dây được dùng làm bột sắn dây cung cấp rất nhiều công dụng với sức khỏe con người. Cùng với thực phẩm sạch Dũng Hà chúng tôi đi tìm hiểu về nó nhé:
Sắn dây là loài dây leo có rễ phát triển thành củ dài, to. Lá kép, mọc so le gồm 3 lá chét nguyên hoặc xẻ thùy. Cụm hoa sắn dây có hình chùm mọc so le gồm 3 lá chét nguyên hoặc xẻ thùy. Cụm hoa hình chùm mọc ở kẽ lá gồm nhiều loại hoa màu xanh tím, thơm. Quả giáp dẹt màu vàng nhạt, có lông mềm, thắt lại giữa các hạt. 
Củ sắn dây có những thành phần hóa học gì? Củ sắn dây có chứa các thành phần isoflavon: pueradin, daidzein C15H10O4, daidzein C21H20O9, tinh bột. Lá có các acid amin: asparagin, adenin.
Rễ củ sắn dây được gọi là cát căn (tên khoa học là Radix Puerariae), từ xưa được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Thông thường rễ cây sắn dây được thu hoạch vào mùa đông, xuân. Sau khi rễ cây sắn được đào lên rửa sạch đất cát, bỏ lớp vỏ ngoài, cắt khúc hoặc thái lát, sau đó đem phơi hoặc sấy khô.
Từ lâu, ông bà ta đã biết đến công dụng của loại cây này và lấy củ sắn dây đem chiết xuất lấy tinh bột để sử dụng, gọi là bột sắn dây nguyên chất . Sắn dây thu hoạch được rửa sạch sau đó nghiền nát rồi lọc để tinh bột sắn dây lắng xuống sau đó đem phần bột này phơi khô, bẻ miếng nhỏ. Ướp bột sắn dây với hoa bưởi sẽ có mùi thơm rất dễ chịu.
Các bạn muốn mua bột sắn chất lượng hãy đến với Nông sản Dũng Hà chúng tôi
Liên hệ
Công ty Noon

Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2017

Hương vị thơm ngon của chè đắng mà bạn không thể bỏ qua

Ở Việt Nam, thói quen uống trà có từ rất lâu đời và ăn sâu trở thành một nét văn hóa đẹp. Uống trà giúp đầu óc con người trở nên  thư giãn giúp kéo dài tuổi thọ. Chè đắng Cao Bằng ngày càng được người dân yêu thích. Cùng chúng tôi tìm hiểu vì sao nhé?
che-dang-cao-bang-mot-huong-vi-kho-quen

Đặc điểm của chè đắng Cao Bằng

Cái tên chè đắng Cao Bằng đã nói nên nguồn gốc và hương vị của nó. Nó là loài xuất hiện chủ yếu ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Hòa Bình. Chè đắng mọc rải rác ở vùng núi đá vôi.
Phần được sử dụng trên cây chè đáng là lá bánh tẻ. Lá bánh tẻ sau khi thu hoạch được thái nhỏ rồi phơi khô. Chè đắng cho giá trị kinh tế rất cao bởi thu hoạch quanh năm mà không mất công chăm bón. Lá sao khô bán ra thị trường có mùi rất thơm, chất lượng tốt.

Bạn có biết tác dụng cảu chè đắng

che-dang-cao-bang-mot-huong-vi-kho-quen
Hầu như các loại chè đều có những công dụng khác nhau. Chè đắng cao bằng giúp con người tăng cường sức khỏe, tiêu viêm giải biểu. Dùng để pha nước hàng ngày sẽ giúp người có sức khỏe, giảm thiểu stress trong công việc. Nó rất tốt cho những người làm việc trí óc căng thẳng. Những hôm thời tiết thay đổi như quá nóng hay quá lạnh, thưởng thức một ly chè đắng giúp ổn định cơ thể và sức khỏe. Bên cạnh đó những người bị huyết áp cao, các bệnh về gan nên sử dụng loại chè này để chữa bệnh.
Mặc dù nó có rất nhiều tác dụng nhưng còn rất nhiều người chưa biết cách dung như thế nào. Nông sản Dũng Hà xin giới thiệu một số cách dùng đơn giản của chè đắng.
  • Lá phơi khô ủ lại cho mềm rồi buộc chặt, đóng thành từng túi nhỏ. Mỗi lần sử dụng bạn lấy 1 túi đó hãm nước sôi uống đến khi nhạt thì thay.
  • Đem tán khô chè đắng dây lấy phần bột cho vào các túi lọc. Bạn có thể mang đi xa pha nước uống hàng ngày.
  • Sử dụng chè đắng kết hợp với những thảo dược khác để chữa một số bệnh hoặc bồi bổ cơ thể, tăng cường trí nhớ.

Nhờ bài viết trên chắc các bạn đã hiểu rõ tác dụng và cách dùng của chè đắng Cao Bằng. Còn nếu muốn mua chè dùng ngay bây giờ thì hãy liên hệ với Công ty Nông sản Dũng Hà. Chúng tôi sẽ phục vụ quý khách tất cả những ngày trong tuần. Hotline: 0901 539 693.
X