Nông sản Dũng Hà: Công dụng của nấm tràm, cách chế biến nấm tràm ngon

Thứ Ba, 12 tháng 10, 2021

Công dụng của nấm tràm, cách chế biến nấm tràm ngon

 

Nấm tràm thường mọc trên gốc cây tràm đã mục, có vị đắng và mùi thơm nhẹ của tràm, được đánh giá cao về mùi vị. Vậy nấm tràm là gì? Cùng tìm hiểu thêm về công dụng của nấm tràm, cách chế biến và bảo quản nấm tràm tốt nhất!

1. Công dụng của nấm tràm

Nấm tràm không chỉ có hương vị đặc biệt trong các món ăn thưởng thức mà người ta còn dùng loại nấm này để hỗ trợ điều trị một số bệnh. Cụ thể, nấm tràm có những công dụng nổi bật sau:

  • Cải thiện các triệu chứng đau đầu, mệt mỏi và cảm cúm.

  • Bồi bổ cơ thể, cải thiện chức năng của các cơ quan nội tạng nhờ trong nấm tràm có chứa nhiều vitamin và khoáng chất.

  • Giúp thanh nhiệt, mát gan, hỗ trợ giải rượu, giải độc.

  • Giúp giảm đau và tiêu viêm vì trong nấm tràm có chứa hợp chất eucalyptol có tính sát khuẩn nhẹ.

  • Hỗ trợ ngăn ngừa một số bệnh ung thư nhờ nấm giàu chất chống oxy hóa và selen.

2. Cách chế biến nấm tràm không bị đắng

Để cảm nhận được hương vị tinh tế vốn có, bạn cần biết cách sơ chế nấm tràm đúng cách để loại bỏ vị đắng và giúp món ăn ngon miệng hơn. Sử dụng các mẹo sau:

  • Đối với nấm tràm khô

Đầu tiên, bạn ngâm nấm khô, sau đó rửa lại nhiều lần với nước để loại bỏ hết cát bụi còn bám trên nấm.

Tiếp theo, bạn cho nấm tràm đã rửa sạch vào nồi nước sôi luộc chín, vớt ra để ráo rồi chế biến.

  • Đối với nấm tràm tươi

Đầu tiên, bạn dùng dao cạo sạch chân và chẻ đôi thân nấm tràm.

Sau đó, bạn rửa sạch nấm với nước, ngâm qua nước muối để loại bỏ vị đắng rồi để ráo.

Hoặc bạn luộc sơ qua nấm tràm trong nước sôi khoảng 1-2 phút rồi vớt ra để ráo. Ngoài ra, bạn có thể luộc nhẹ nấm trong nước sôi rồi cho vài lá ổi vào, vớt ra ngâm với nước lạnh khoảng 15 phút rồi để ráo trước khi chế biến.

Xem thêm:

6 BÀI THUỐC TỪ NẤM TUYẾT GIÚP TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE KHÔNG THỂ BỎ QUA

3. Cách nấu nấm tràm ngon

Với vị đắng khá đặc biệt, sau khi sơ chế nấm tràm, bạn có thể bắt tay vào chế biến loại nấm này với nhiều món ăn tùy theo sở thích của mình như cháo nấm tràm, canh nấm tràm nấu hải sản (hoặc thịt xay), nấm tràm xào khoai, nấm tràm om tiêu…

Dù chế biến theo cách nào, bạn cũng sẽ cảm nhận được vị chua chua ngọt ngọt của nấm tràm hòa quyện với các nguyên liệu dùng trong món ăn như vị ngọt dai của thịt tôm hay độ dai của mực tươi thái mỏng.

4. Cách bảo quản nấm tràm được lâu?

Không quá khó để bạn có thể giữ nấm tràm tươi lâu trước khi sử dụng. Sử dụng một số mẹo dưới đây.

Bảo quản nấm tràm tươi

  • Bảo quản trong tủ lạnh: Đầu tiên, bạn cắt bỏ phần gốc nấm cho sạch cát. Sau đó, bọc nấm bằng giấy báo sạch rồi cho vào túi có khóa zip (hoặc túi ni lông). Cuối cùng, bảo quản nấm trong tủ lạnh với nhiệt độ từ 6 - 10 độ C với thời gian bảo quản tươi lâu lên đến 7 ngày

  • Hút chân không: Tương tự, bạn cũng rửa sạch chân nấm rồi cho vào túi để tiến hành hút chân không. Sau đó, bạn cho bịch nấm vào tủ lạnh, hạn sử dụng từ 15 - 30 ngày.

  • Đun nước sôi: Đầu tiên, bạn cạo bỏ phần đất bám dưới đáy nấm rồi rửa sạch với nước. Tiếp theo, bạn luộc nấm khoảng 2 phút trong nồi nước sôi có pha thêm một chút muối. Lấy nấm ra và để nguội trước khi cho vào hộp đựng thực phẩm đậy kín. Cuối cùng, bạn bảo quản nấm trong ngăn đá của tủ lạnh với thời hạn sử dụng lên đến 15 - 20 ngày mà không bị hư.

  • Xào nhanh nấm tràm: Với cách làm cũng như vậy, bạn bóc bỏ chân và rửa sạch nấm tràm với nước muối, để ráo. Sau đó, bạn cho một chút dầu ăn cùng nấm vào xào khoảng 3 phút thì tắt bếp để nguội hoàn toàn. Cuối cùng, cho nấm vào hộp đựng thực phẩm, đậy nắp và bảo quản trong ngăn đá, tủ lạnh. Thời gian bảo quản từ 10 đến 20 ngày mà nấm tràm sử dụng vẫn còn tươi.

Bảo quản nấm tràm khô

  • Nấm tràm khô tự nhiên: Bạn có thể cắt bỏ phần chân nấm dính đất cát, sau đó đem phơi nắng cho đến khô (nhưng vẫn có độ ẩm nhất định, không quá khô). Sau đó, bạn có thể cho nấm vào túi ni lông bảo quản ở nhiệt độ phòng đến 2 tháng.

  • Hoặc nếu bạn hút chân không túi nấm và bảo quản trong tủ lạnh thì thời gian giữ được độ tươi của nấm tràm lên đến 3 tháng.

  • Sấy khô nấm tràm: Bạn vẫn có thể dùng tủ sấy hoặc lò nướng để làm khô nấm tràm sau khi đã sơ chế sạch sẽ.

Hi vọng các bạn đã có cái nhìn rõ hơn về nấm tràm là gì cùng với những công dụng của nấm tràm, cách chế biến và bảo quản như thế nào nhé!

Xem thêm:

LỢI ÍCH CỦA RUỐC NẤM MANG LẠI CHO SỨC KHỎE

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

X

Bạn cần tư vấn ?