Ruốc nói chung là một món ăn cực kì ngon và dễ ăn. Ruốc có thể được ăn chung cùng cơm, cháo hay xôi đều rất tuyệt vời. Phổ biến nhất hiện nay đó là ruốc heo và ruốc gà. Nhưng có lẽ, ruốc chân nấm hương chính là một loại ruốc thực sự rất đặc biệt, thơm ngon mà bạn nên thử thưởng thức một lần. Nhưng có lẽ, cách làm ruốc chân nấm hương chính là điều chị em quan tâm để đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Dưới đây, hãy cùng theo chân Thực phẩm khô Dũng Hà tìm cách làm ruốc chân nấm hương Tết Nguyên Đán 2023 này nhé!
1. Cách làm ruốc chân nấm hương như nào?
Với người Việt, Ruốc là người bạn thực sự quen thuộc và không thể thiếu vắng đi được trong nhiều món ăn. Ruốc rất dễ ăn và bạn cũng rất dễ làm. Phổ biến nhất trên thị trường hiện nay đang tồn tại 2 loại ruốc là: Ruốc heo và ruốc gà. Nhưng có lẽ, thứ ruốc mà để lại cho mọi người nhiều sự quan tâm nhất phải kể tới ruốc chân nấm hương khô.
Ruốc chân nấm hương khô được làm hoàn toàn 100% chân nấm hương. Chân nấm hương chính là phần chân dư thừa, cắt bỏ từ nấm đông cô. Nấm đông cô chắc không còn là loại nấm quá xa lạ với người. Nấm đông cô có phần mũ nấm là được dùng, còn phần chân thì nhiều người cho rằng phần này đắng, ăn không ngon. Nhưng đây lại là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Phần chân nấm chính là phần giàu dinh dưỡng nhất mà mọi người không biết cách khai thác triệt để.
Nấm đông cô tại Việt Nam rất rộng rãi và phổ biến. Chúng mọc tự nhiên ở trong các khu rừng miền núi phía Bắc của nước ta. Chế biến nấm đông cô cũng đơn giản, không quá kho. Bạn chỉ cần ngâm chúng với nước ấm tầm 10 phút để sạch bụi bặm và vi khuẩn. Phần mũ nấm bạn dùng chế biến món ăn. Còn chân nấm thì bạn dùng làm ruốc nấm hương cực kì thơm ngon lạ miệng.
Cùng tôi bắt tay vào bếp tìm cách làm ruốc chân nấm hương khô ngay và luôn nhé:
1.1 Nguyên liệu chuẩn bị:
- Chân nấm hương khô: 200gr
- Dầu ăn: 4 thìa
- Nước tương: 3 thìa
1.2 Sơ chế nguyên liệu
- Chân nấm hương mua về, bạn rửa qua với dưới vòi nước sạch
- Hòa một chậu nước ấm 70 độ C, cho chân nấm hương khô vào ngâm cùng nước ấm 5 phút
- Vớt lên, rửa lại với nước sạch
- Dùng tay bóp nhẹ cho chân nấm kiệt nước
- Bắc lên bếp một nồi nước, cho chân nấm vào luộc chín 15 phút
- Chân nấm chín vớt ra, để nguội ráo nước
1.3 Các bước thực hiện:
Bước 1: Chân nấm khô nguội róc nước, dùng tay tước chân nấm thành dạng sợi nhỏ đủ ăn
Bước 2: Cho chân nấm vừa xé vào cối đã chuẩn bị, giã nhỏ
Bước 3: Nấm giã ưng ý, bạn cho nấm vào chảo
Bước 4: Cho dầu ăn + nước tương vào chảo nấm. Bật bếp, đảo đều nấm lại cùng với nhau
Bước 5: Đảo với lửa vừa, cho đến khi nấm chín, khô không thấy nước
Bước 6: Cho vào nấm khoảng 2 thìa dầu ăn, đảo đều lên cho ruốc nấm ăn mắm muối
Bước 7: Nêm nếm thử xem đã vừa miệng ăn mình chưa, ruốc nấm hương se mặt, sợi mềm tơi xốp, không quá khô là đạt yêu cầu
Bước 8: Tắt bếp, hạ chảo xuống, đổ ra tô đựng cho nguội
2. Kết luận
Trên đây chính là bài viết chi tiết giải đáp thắc mắc về cách làm ruốc chân nấm hương khô mà chúng tôi muốn gửi tới quý bạn đọc. Cách làm đơn giản, không quá khó khăn hay cầu kì. Ruốc nấm hương có thể bảo quản rất lâu và ăn vẫn giữ được độ mềm, bông tơi xốp như ban đầu. Ruốc nấm hương một trải nghiệm mới lạ cho dịp Tết Nguyên Đán 2023 sắp tới đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét