Nông sản Dũng Hà: Tết trung thu của người Việt Nam gồm có những gì?

Thứ Hai, 20 tháng 9, 2021

Tết trung thu của người Việt Nam gồm có những gì?

 

Tết trung thu của người Việt Nam gồm có những gì? 

Tết Trung thu của Việt Nam được tổ chức vào ngày rằm tháng 8 hàng năm (15/8 âm lịch). Ngoài những hoạt động vui chơi như rước đèn, phá cỗ, ngắm trăng thì bày cỗ cúng rằm cũng là một phần không thể thiếu trong dịp này.

Mâm cỗ cúng rằm tháng 8 được người Việt khá chú trọng, luôn cố gắng hoàn thiện nhất để thể hiện tấm lòng thành của con cháu, luôn nhớ đến ông bà tổ tiên.

Mâm cỗ Trung thu không tập trung quá nhiều vào mâm cỗ mặn như những ngày lễ khác mà chủ yếu là mâm bánh trái dành cho các em nhỏ phá cỗ, ngắm trăng. Mâm cỗ trung thu thường bao gồm những nguyên liệu chính sau:



Thứ nhất: Hương (nén nhang ), nến, gạo, muối, lư hương.

Đây là những vật dụng truyền thống lâu đời của người Việt không thể thiếu khi dâng lễ. Nhờ hương thơm mà ta gợi lại nhiều kỷ niệm cùng với việc thắp đèn, hóa vàng để mâm cỗ cúng gia tiên thêm sáng sủa, thể hiện sự thành kính, tôn trọng

Thứ hai: Mâm cúng bao gồm các món mặn hoặc món chay (tùy sở thích, có hoặc không)

Gồm các món như: gà luộc, xôi, cháo, chè, ...

Thứ 3: Mâm bánh ngọt

Gồm các loại bánh trung thu là bao gồm bánh nướng và bánh dẻo. Ngoài ra, cũng có thể chuẩn bị thêm các loại bánh ngọt khác

Xem thêm: Cách làm bánh trung thu

Thứ 4: Mâm ngũ quả trái cây

Mâm ngũ quả phổ biến nhất gồm: 1 nải chuối chín vàng, 1 quả hồng (tượng trưng cho hy vọng), 1 quả na (hoặc quả mãng cầu, tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở), 1 quả bưởi (tượng trưng cho những điều tốt đẹp), 1 quả lựu (tượng trưng cho sự may mắn).

Ngoài ra có thể dùng nhiều loại trái cây khác để tăng thêm phần hấp dẫn và đẹp mắt cho mâm cỗ.

Thứ 5: Các loại hoa tươi

Bao gồm các loài hoa sinh sôi và phát triển mạnh, đặc biệt đặc trưng cho mùa thu như hoa cúc vàng, thu hải đường, hoa păng xê, v.v.

Thứ sáu: Các loại trà

Ăn bánh trung thu thì không thể thiếu một ấm trà bên cạnh. Bạn có thể dùng các loại trà như trà sen, trà nhài,… để thưởng thức bánh, trò chuyện dưới trăng cùng mọi người

Thứ bảy: Lồng đèn Tết Trung thu

Lồng đèn không chỉ để trang trí mà còn là đồ chơi cho trẻ em. Chẳng hạn như đèn lồng cá chép (thể hiện sự kiên trì, vượt khó, hy vọng), kéo quân (thể hiện đạo làm người, điều khiển 6 tính cách của con người - yêu, ghét, giận, vui, buồn, giận), đèn ông sao (tượng trưng cho sự khởi đầu mới, hoài bão và mục tiêu trong cuộc sống)...

Thứ bảy: Bánh trung thu

Bánh trung thu là loại bánh không thể thiếu trên mâm cỗ. Hai loại bánh phổ biến hiện nay là bánh nướng và bánh dẻo có hình tròn hoặc hình vuông. Ngoài ra còn có một số loại bánh có hình cá chép, cá heo… tùy theo sở thích và ý nghĩa của mỗi người muốn truyền đạt...

Các họa tiết trên bề mặt bánh cũng mang nhiều ý nghĩa, đặc biệt là họa tiết bằng chữ mang ý nghĩa hạnh phúc, đủ đầy nhưng phổ biến nhất vẫn là họa tiết hoa lá.

Tuy nhiên, tùy theo truyền thống của từng vùng miền mà sẽ có những nét văn hóa đặc trưng khác nhau.

Thông thường, mâm ngũ quả miền Bắc thường có các loại quả như: chuối, bưởi, đào, hồng, cam hoặc chuối, ớt, bưởi, quất (tắc / hạnh), lê. Còn với người miền Nam, mâm ngũ quả thường gồm các loại như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (cầu mong gia đình sung túc) hoặc thêm dứa (thơm).

Ngoài ra, một số gia đình còn tặng kèm đồ chơi, quà cáp cho các bé,… để mâm cỗ phong phú, đa dạng hơn. Về mâm cỗ, bạn cũng có thể thay thế bằng một số loại hoa quả khác có ý nghĩa và màu sắc tương tự.

Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ xong cho bạn những thành phần trong một mâm cỗ tết Trung Thu truyền thống đẹp, đơn giản nhưng vô cùng độc đáo ra sao rồi đấy! Chúc bạn cùng với gia đình và những người thân yêu đón Tết Trung Thu vui vẻ.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

X

Bạn cần tư vấn ?