Nông sản Dũng Hà: Thuốc quý từ cây Chè đắng cao bằng

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2018

Thuốc quý từ cây Chè đắng cao bằng


Thuốc quý từ cây Chè đắng cao bằng

Cây chè có tên khoa học Camellia sinensis, họ chè. Nước ta có hai loại chè, chè Việt Nam (Camellia vietnamensis) và chè Bắc (Camellia Tonkinensis). Chè được trồng và mọc tự nhiên tại các vùng đồi núi phía Bắc, nhiều ở Lạng Sơn và Hà Giang.

Thành phần hóa học của chè chè đắng có tác dụng gì chủ yếu là tanin chiếm 10-20%, cafeine 1-6%. Ngoài ra còn chứa theophyline, theobsonine và xanthine. Trong tanin của chè thành phần chủ yếu là gallorfl, epigalocatahol, galloy - L - epiecitecline và L - epicatechol. Để tồn tại cafeine đã kết hợp với tanin. Hàm lượng cafein cao ở lá chè non. Khi chè lên men thì hàm lượng cafein lại càng tăng cao hơn. Hương thơm của chè chính là lượng tinh dầu thơm có ở chè 0,6%. Khi sao khô chỉ còn lại 0,006%.

Tinh dầu thơm của chè đó là chất volatile oils. Trong chè còn chứa các chất như triterpenoid, saporin, cagenin - ở triterpenoid và saponin có Theasapogenol E và theafolisaponin - hàm lượng vitamin C có khoảng 130-180mg%, một lượng nhỏ caroten, flavolnoid, flavolnoid querutin và kaemplerol. Những chất này kết hợp với flavolnoid và acid gallic để tạo thành một số este...





Như vậy, khi đúc kết, người ta chỉ nêu lên những cái phổ biến nhất, còn những hiệu dụng khác chưa thể nêu hết. Ví dụ: vấn đề triệt sản chẳng hạn, chưa có ai dùng nhiều năm để kiểm chứng. Cần có thời gian sử dụng lâu dài để có thể hiểu hết giá trị của loài chè này.

Tác giả Nguyễn Tiến Bân viết trong Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003): “Lá dùng uống thay chè, bán chè đắng cao bằng có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ khát thanh tân, dùng cho bệnh sốt khát nước, đau đầu, đau răng, đau mắt, chữa lỵ. Theo tài liệu Trung Quốc đây là loại chè nổi tiếng ở Quảng Tây. Loại chè thuốc được dùng để biếu tặng các quan chức cao cấp thời phong kiến. Uống chè thường xuyên có tác dụng làm trí óc minh mẫn, lợi tiểu, giúp tiêu hoá, giải khát, giải độc, giữ trữ lượng cơ thể, kéo dài tuổi thọ”

Tác giả Lã Đình Mỡi viết về Chè đắng trong Tài nguyên thực vật Đông Nam á (3-2003): “Theo kết quả nghiên cứu sơ bộ, trong lá Chè đắng có 5 nhóm chất là saponin, triterpen, flavonoit, axit hữu cơ, polysaccharit và carotenoit, trong đó các nhóm saponin và flavonoit có hàm lượng đáng kể. Mặt khác các thử nghiệm đều không tìm thấy alcaloit và glucosit”.

Cũng cần chú ý là cây Chè đắng Nam Mỹ - Ilex paraguariensis A.St. Hil (cùng chi với cây Chè đắng nước ta) đã được sử dụng lâu đời ở Nam Mỹ. Từ sau 1670, khi những người truyền giáo Tây Ban Nha đưa cây này vào trồng thì nó trở thành một cây có giá trị kinh tế cao hơn hẳn so với cây chè, được sử dụng quen thuộc ở nhiều nước Nam Mỹ, Bắc Mỹ và Châu Âu. Các thông tin về cây Chè đắng Nam Mỹ là những tài liệu tham khảo có giá trị khi sử dụng cây Chè đắng ở nước ta.

Các tác giả Nguyễn Tiến Bân và Nguyễn Khắc Khôi từ tháng 3 năm 1999 đã viết: Chè đắng cao bằng - một loại thân gỗ bản địa của vùng núi đá vôi là một cây kinh tế có triển vọng cho các vùng cao núi đá có đồng bào dân tộc ít người sinh sống. Nó rất cần được nhân giống và đưa vào trồng ở các tỉnh miền núi, phục vụ chương trình trồng 5 triệu hecta rừng của nhà nước. Tuy mới trồng thử ở một vùng - vài điểm ở Cao Bằng nhưng đồng bào địa phương đã nhận xét: “Chè đắng là loại cây trồng rừng có giá trị kinh tế cao”


CÔNG TY TNHH NÔNG SẢN DŨNG HÀ

Web site: Nông Sản Dũng Hà

Nhà số A11, Ngõ 100 đường Trung Kính, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 0901.539.693

Số máy bàn: (024)-66865840

Email: nongsandungha@gmail.com

http://news-tonghopthegioi.blogspot.com/2018/03/cong-dung-ieu-tri-benh-cua-cay-che-ang.html













Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

X

Bạn cần tư vấn ?